Nhật ký của một ông chồng có bồ |
Ngày… tháng… năm
Mình tỉnh giấc lúc bảy giờ. Bên cạnh “mụ ” vẫn ngủ say. Nhẹ nhàng, len lén ra ngoài, mở di động lên coi. Em nhắn, nội dung loanh quanh vẫn thế “nhớ anh-yêu anh”. Rõ khổ, vốn từ nghèo nàn. Đã bảo không được nhắn lung tung, có ngày “mụ” vớ được thì nhừ xương. Trời ơi, tôi có tự do đâu hả trời? Thân tôi sao khổ thế này!
Vội vã đánh răng rửa mặt. Từ trong phòng “mụ” hỏi vọng ra: “Anh ăn sáng rồi hãy đi, có cơm nguội trong nồi đấy”!. Trời ơi, nhà này cái gì chả nguội. “Thôi, anh vội lắm, anh phải đến công ty”. Phi thật nhanh ra khỏi nhà. Thoát, thoát, thoát…. Đến cà phê ngồi với em yêu. Em đến chờ từ lúc nào, mặt tươi như hoa, tóc xòe như nụ.
Trên bàn là vi tính với di động, nom đúng cách tân kỳ, chả bù cho “mụ” ở nhà, lúc nào cũng gần bồi với giẻ lau. “Ngồi đi anh”. Mình nháo nháo nhìn quanh chỗ này vắng, kín đáo, nhưng không nên ngồi lâu quá thế nào cũng có lúc gặp người quen. Mình chạm nhẹ vào tay em. Dụi dàng, thơ mộng, ngất ngây. Chết cha, ai như thằng Hùng? Đúng rồi, nó đi với ai không phải vợ. Chắc cũng ăn vụng như mình. Nháy mắt nhìn nhau. Anh em mà. Hiểu hết.
Ngày …tháng…năm
Trưa nay em hẹn ăn cơm. Trong khi ấy “mụ” lại sai đi mau cái bếp gas. Mình giải quyết bằng cách mua bếp trước, trốn khỏi cơ quan vào lúc mười giờ. Thế là hai bên trọn vẹn. Hai đứa ăn cơm Huế. Em đọc cho mình nghe một bài thơ, thoáng buồn. Nghĩ tới mười năm trước, “mụ” cũng đọc cho mình một bài thơ. Của đáng tội “mụ” không phải là thiếu dễ thương, chỉ có mười năm nồi xoong, con cái đã làm phai mờ nhiều quá. Chợt cảm thấy mình hơi tội lỗi. Trời ơi, sao tôi lại là người đàn ông hả trời? Đàn ông sẽ phạm tội tày đình nhưng biết thế mà không sửa chữa.
Em hỏi “Ngày mai mình có đi Tam Đảo không anh?”. Giật mình trả lời nhanh: “Để anh nghĩ đã”. Em chẳng hiểu gì cả, Tam Đảo tuy thơ mộng nhưng là chỗ trăm mắt nhìn vô, lên đấy gặp người quen thì tan xương với “mụ”
Chiều về mụ khen cái bếp ga sau khi hỏi giá. “Mụ” nhìn nó say đắm trong khi chẳng nhìn mình. Tủi thân. Buồn. Tức tối. Nhếch môi. Đã thế “ông”có bồ đừng trách, “ông” đâu phải là thứ vứt đi. Vừa nghĩ xong thì “mụ” quay ra bảo: “Tắm đi anh, em đã chuẩn bị nước và xà phòng rồi”. Ôi, tôi khổ quá, vợ tôi cũng dễ thương. Tội của tôi ngàn năm không hết. Đau. Nghẹn. Buồn.
Đang ăn cơm thì di động kêu. Em gọi! Điên hay sao mà gọi giờ này. Nói bao nhiêu lần không chừa được. Mình giữ mặt thản nhiên, áp máy vào tai: “Alo-Tôi nghe- Dạ- Dạ. Được. Được. Tôi hiểu rồi. Tôi sẽ chấp hành triệt để. Công việc cứ thế, đừng lo!”. Đóng máy. Gắt: “Sao sếp kỳ quá! Không lúc nào cho anh được yên!”. Vợ an ủi: “Thôi, đi làm là phải vậy”. Thở ra. Thoát. Suy cho cùng, em cũng là sếp còn gì.
Ngày…tháng…năm
Chở em đi phố mua đồ. Em cứ hớn hở tươi cười, còn mình phải đội cái nón bảo hiểm cực to, hạ kính xuống cho che hết mặt. Mình liệt nhiệt hoan nghênh phong trào đội mũ bảo hiểm, không sợ đứa nào nhận ra. Hôm qua mình cũng cười thầm khi thấy Hùng cũng sắm một chiếc mũ to như như thế. Lòng vả cũng như lòng sung.
Mua cho em một chiếc áo da. Hơi đắt, nhưng mình ra dáng thản nhiên. Em mặc vào, nổi rõ eo thon. Mình nhói lên. Ừ, cái áo cuối cùng mua cho “mụ” là năm nào nhỉ? Tôi xấu quá. Tôi ơi. “Gió đưa cành bưởi sau hè, anh mê vợ bé bỏ bè con thơ”. Câu ca dao phảng phất như mưa xuân. Một giọt nước mắt lăn trong lòng.
Lại chở em, hai đứa đi ăn chân gà. Xe bon bon. Em ngồi sau ríu rít nói về thơ, về văn, về nhạc. Em ơi, rồi em sẽ là vợ, sẽ nói về cơm, về gạo, về rau. Trời nắng nhẹ, mưa cũng nhẹ luôn. Trên đường phố, hoa đào lác đác. Xuân về. Lòng mình man mác buồn và có gì đấy thấp thỏm không yên. Qua khỏi ngã tư. Em ngân nga tiếng hát. Rầm. Xe mình đâm vào chiêc xe máy đi ngược chiều, làm cô lái xe và đứa bé trên đó ngã lăn quay. Cả hai lồm cồm bò dậy. Mũ bảo hiểm văng ra. Trời ơi, “mụ!" Chết tôi rồi. Thần thánh hại tôi rồi. Mình đứng ngây ra như cây gỗ mục.
(Tạp chí Mẹ và Con)
Mình tỉnh giấc lúc bảy giờ. Bên cạnh “mụ ” vẫn ngủ say. Nhẹ nhàng, len lén ra ngoài, mở di động lên coi. Em nhắn, nội dung loanh quanh vẫn thế “nhớ anh-yêu anh”. Rõ khổ, vốn từ nghèo nàn. Đã bảo không được nhắn lung tung, có ngày “mụ” vớ được thì nhừ xương. Trời ơi, tôi có tự do đâu hả trời? Thân tôi sao khổ thế này!
Vội vã đánh răng rửa mặt. Từ trong phòng “mụ” hỏi vọng ra: “Anh ăn sáng rồi hãy đi, có cơm nguội trong nồi đấy”!. Trời ơi, nhà này cái gì chả nguội. “Thôi, anh vội lắm, anh phải đến công ty”. Phi thật nhanh ra khỏi nhà. Thoát, thoát, thoát…. Đến cà phê ngồi với em yêu. Em đến chờ từ lúc nào, mặt tươi như hoa, tóc xòe như nụ.
Trên bàn là vi tính với di động, nom đúng cách tân kỳ, chả bù cho “mụ” ở nhà, lúc nào cũng gần bồi với giẻ lau. “Ngồi đi anh”. Mình nháo nháo nhìn quanh chỗ này vắng, kín đáo, nhưng không nên ngồi lâu quá thế nào cũng có lúc gặp người quen. Mình chạm nhẹ vào tay em. Dụi dàng, thơ mộng, ngất ngây. Chết cha, ai như thằng Hùng? Đúng rồi, nó đi với ai không phải vợ. Chắc cũng ăn vụng như mình. Nháy mắt nhìn nhau. Anh em mà. Hiểu hết.
Ngày …tháng…năm
Trưa nay em hẹn ăn cơm. Trong khi ấy “mụ” lại sai đi mau cái bếp gas. Mình giải quyết bằng cách mua bếp trước, trốn khỏi cơ quan vào lúc mười giờ. Thế là hai bên trọn vẹn. Hai đứa ăn cơm Huế. Em đọc cho mình nghe một bài thơ, thoáng buồn. Nghĩ tới mười năm trước, “mụ” cũng đọc cho mình một bài thơ. Của đáng tội “mụ” không phải là thiếu dễ thương, chỉ có mười năm nồi xoong, con cái đã làm phai mờ nhiều quá. Chợt cảm thấy mình hơi tội lỗi. Trời ơi, sao tôi lại là người đàn ông hả trời? Đàn ông sẽ phạm tội tày đình nhưng biết thế mà không sửa chữa.
Em hỏi “Ngày mai mình có đi Tam Đảo không anh?”. Giật mình trả lời nhanh: “Để anh nghĩ đã”. Em chẳng hiểu gì cả, Tam Đảo tuy thơ mộng nhưng là chỗ trăm mắt nhìn vô, lên đấy gặp người quen thì tan xương với “mụ”
Chiều về mụ khen cái bếp ga sau khi hỏi giá. “Mụ” nhìn nó say đắm trong khi chẳng nhìn mình. Tủi thân. Buồn. Tức tối. Nhếch môi. Đã thế “ông”có bồ đừng trách, “ông” đâu phải là thứ vứt đi. Vừa nghĩ xong thì “mụ” quay ra bảo: “Tắm đi anh, em đã chuẩn bị nước và xà phòng rồi”. Ôi, tôi khổ quá, vợ tôi cũng dễ thương. Tội của tôi ngàn năm không hết. Đau. Nghẹn. Buồn.
Đang ăn cơm thì di động kêu. Em gọi! Điên hay sao mà gọi giờ này. Nói bao nhiêu lần không chừa được. Mình giữ mặt thản nhiên, áp máy vào tai: “Alo-Tôi nghe- Dạ- Dạ. Được. Được. Tôi hiểu rồi. Tôi sẽ chấp hành triệt để. Công việc cứ thế, đừng lo!”. Đóng máy. Gắt: “Sao sếp kỳ quá! Không lúc nào cho anh được yên!”. Vợ an ủi: “Thôi, đi làm là phải vậy”. Thở ra. Thoát. Suy cho cùng, em cũng là sếp còn gì.
Ngày…tháng…năm
Chở em đi phố mua đồ. Em cứ hớn hở tươi cười, còn mình phải đội cái nón bảo hiểm cực to, hạ kính xuống cho che hết mặt. Mình liệt nhiệt hoan nghênh phong trào đội mũ bảo hiểm, không sợ đứa nào nhận ra. Hôm qua mình cũng cười thầm khi thấy Hùng cũng sắm một chiếc mũ to như như thế. Lòng vả cũng như lòng sung.
Mua cho em một chiếc áo da. Hơi đắt, nhưng mình ra dáng thản nhiên. Em mặc vào, nổi rõ eo thon. Mình nhói lên. Ừ, cái áo cuối cùng mua cho “mụ” là năm nào nhỉ? Tôi xấu quá. Tôi ơi. “Gió đưa cành bưởi sau hè, anh mê vợ bé bỏ bè con thơ”. Câu ca dao phảng phất như mưa xuân. Một giọt nước mắt lăn trong lòng.
Lại chở em, hai đứa đi ăn chân gà. Xe bon bon. Em ngồi sau ríu rít nói về thơ, về văn, về nhạc. Em ơi, rồi em sẽ là vợ, sẽ nói về cơm, về gạo, về rau. Trời nắng nhẹ, mưa cũng nhẹ luôn. Trên đường phố, hoa đào lác đác. Xuân về. Lòng mình man mác buồn và có gì đấy thấp thỏm không yên. Qua khỏi ngã tư. Em ngân nga tiếng hát. Rầm. Xe mình đâm vào chiêc xe máy đi ngược chiều, làm cô lái xe và đứa bé trên đó ngã lăn quay. Cả hai lồm cồm bò dậy. Mũ bảo hiểm văng ra. Trời ơi, “mụ!" Chết tôi rồi. Thần thánh hại tôi rồi. Mình đứng ngây ra như cây gỗ mục.
(Tạp chí Mẹ và Con)
test
Trả lờiXóa