" Chúng tôi luôn luôn cố gắng đem đến cho khách hàng những giải pháp tài chính an toàn - hiệu quả ... Với chương trình Vay Tiền Nhanh - Vay Tín Chấp - Vay Vốn Ngân Hàng dễ dàng - Thủ tục nhanh gọn - Giải ngân chỉ sau 48h kể từ khi hoàn thiện hồ sơ ... Mà không cần thế chấp bất kỳ một tài sản nào ... "


Sau 3 tháng, tín dụng tăng 0,01% và nhiều ngân hàng cho biết tình hình cho vay còn hết sức khó khăn.


Theo số liệu của Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), tăng trưởng tín dụng tháng 3 đã đạt 1,35%. 2 tháng trước đó chỉ báo này giảm lần lượt 0,55% và 0,65%. Diễn biến này được đánh giá là phù hợp với xu hướng của những năm trước (tăng lần lượt 0,98% và 1,17% trong tháng 3/2012 và 2013). Nếu so với cùng kỳ năm 2013, đến cuối tháng 3, tín dụng tăng khoảng 11,59%, bằng với mức tăng trưởng của cùng kỳ năm ngoái.

Trao đổi với VnExpress, đại diện Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước cho biết, nếu tính gộp cả quý I, tín dụng tăng 0,01% so với đầu năm.

Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định tín dụng không còn tăng trưởng âm nữa và với đà này có thể đạt mục tiêu 12-14% cho cả năm. Số liệu thống kê nhiều năm cho thấy, tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam theo quy luật thường tăng cao trong tháng cuối năm, sau đó giảm hoặc tăng rất chậm vào đầu năm kế tiếp.



Theo Ngân hàng Nhà nước, tín dụng đã tăng trở lại sau 3 tháng đầu năm. Ảnh: Anh Quân.


Cũng như mọi năm, khi tín dụng tăng thấp, hệ thống ngân hàng đã tăng cường đầu tư vào trái phiếu Chính phủ. Từ đầu năm đến nay, các đơn vị đã mua gom khoảng 83% lượng trái phiếu Chính phủ phát hành. Đến 28/3/2014, tổng lượng trái phiếu Chính phủ phát hành khoảng 81.600 tỷ đồng. Động thái này cũng giúp Chính phủ phát hành thành công khối lượng lớn trái phiếu với lãi suất thấp (lãi suất các kỳ hạn giảm từ 1-1,3 điểm phần trăm một năm) để tiết kiệm chi phí cho ngân sách.

Theo Ngân hàng Nhà nước, số dư trái phiếu Chính phủ các ngân hàng mua tăng thêm trong 3 tháng đầu năm khoảng 43.000 tỷ, tương đương 1,09% tăng trưởng tín dụng. "Khi các ngân hàng chưa thể mở rộng tín dụnglãi suất cho vay đã giảm mạnh, việc họ đầu tư vào trái phiếu Chính phủ cũng là một sự linh hoạt, vừa đem lại hiệu quả đầu tư của nguồn vốn huy động phải trả lãi, đồng thời tăng dự trữ thanh khoản", đại diện Vụ Chính sách Tiền tệ cho biết.

Cơ cấu tín dụng các ngành, lĩnh vực ưu tiên
Cuối tháng 1 Xuất khẩu +1,28%
Cuối tháng 1 Công nghệ hỗ trợ +1,73%
Cuối tháng 2 Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao +0,41%
Cuối tháng 2 Nông thôn +0,15%
Cuối tháng 2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm


Nguồn: Vụ Chính sách Tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước

Mặc dù cơ quan quản lý không thông tin cụ thể việc có gộp trái phiếu vào số tăng trưởng tín dụng báo cáo gần đây hay không nhưng trao đổi vớiVnExpress, nhiều ngân hàng vẫn cho biết khả năng bơm vốn cho doanh nghiệp vẫn rất khó khăn.

Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần cho biết, tín dụng của đơn vị ông dù cải thiện nhưng vẫn âm. Trên thực tế, không riêng ngân hàng này, nhiều đơn vị khác gần đây liên tục đưa ra các gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp đỡ các hộ kinh doanh... với quy mô hàng nghìn tỷ đồng nhưng lượng giải ngân vẫn chưa thực sự khả quan.

Tổng giám đốc một ngân hàng khác đang tăng trưởng tín dụng 5-6% cũng thừa nhận, phần lớn là dư nợ cho vay từ những hợp đồng từ cuối 2013 được giữ lại giải ngân trong năm 2014.

Nhìn vào cơ cấu tín dụng các ngành, nghề, lĩnh vực ưu tiên theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, vốn vẫn chưa thực sự chảy vào các doanh nghiệp, đặc biệt ở nhóm các đơn vị nhỏ và vừa. Trong khi tín dụng, xuất khẩu, công nghệ hỗ trợ tăng trên 1% thì doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn âm sau nhiều tháng do "sức hấp thụ vốn của khối này thấp, nhiều doanh nghiệp tài chính yếu kém, không đủ điều kiện vay".

Thanh Thanh Lan

Không có nhận xét nào:

 
Top